Làm sao để quản lý nhân sự hiệu quả nhất?
Có thể nói nhân sự chính là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Quản lý nhân viên hiệu quả chính là chìa khoá, là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp vận hành và phát triển tốt. Do đó nhà quản trị cần biết được những cách quản lý nhân viên hiệu quả, những kỹ năng quản lý nhân viên tốt nhất, để có thể quản lý nhân sự khéo léo, tạo ra môi trường làm việc hoàn hảo và giúp doanh nghiệp đạt hiệu suất và chất lượng tốt nhất. Nếu bạn đang muốn biết những cách quản lý nhân viên hiệu quả đó là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay cùng DichVuTuyenDung.com nhé.
Tầm quan trọng của việc quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên là một
yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Dưới đây là
một số lý do giải thích vì sao nhà quản lý cần chú trọng vào việc quản lý nhân
viên:
- Giúp tăng cường năng
suất lao động của nhân viên, từ đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững hơn.
- Đảm bảo chất lượng
công việc thông qua việc định rõ kỳ vọng và tiêu chuẩn công việc.
- Tạo điều kiện để phát
triển và duy trì tài năng trong tổ chức.
- Đóng vai trò quan trọng
trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, hòa đồng. Giúp giảm thiểu
xung đột và tạo ra một môi trường làm việc hòa thuận và ổn định.
- Tăng khả năng giữ
chân nhân viên hiệu quả hơn.
10 cách quản lý nhân viên hiệu quả không nên bỏ lỡ
Vậy, làm thế nào để quản
lý nhân viên hiệu quả, hãy cùng tham khảo ngay 10 cách sau đây nhé:
Làm gương cho nhân viên
Là một người quản lý, nếu
bạn muốn nhân viên của mình trở nên như thế nào thì chính bạn phải là người làm
gương cho những điều đó. Bạn muốn quản lý nhân viên theo một cách có trách nhiệm,
tận tâm với công việc thì đầu tiên bạn phải là người luôn nỗ lực thực hiện công
việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Bạn phải là người hết
lòng cống hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công
ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động.
Khi nhân viên ý thức được
những hành động của sếp mình, những lời nói ra luôn được cố gắng thực hiện chứ
không phải hứa suông, thì chắc chắn nhân viên cũng sẽ hành động tương tự. Họ sẽ
làm việc theo phong cách và cách thức làm việc, cũng đầy sự tận tâm giống nhà
quản lý. Khi đấy, bạn sẽ nhận thấy rằng, lấy mình làm gương cũng chính là một
nghệ thuật quản lý nhân viên thiết thực nhất.
Lấy mình làm gương, nêu
cao tinh thần trách nhiệm chính là cách quản lý nhân sự chính là niềm tin. Niềm
tin chính là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Một nhà quản lý thẳng
thắn, trung thực và minh bạch sẽ được nhân viên tôn trọng, tin tưởng và muốn gắn
bó lâu dài. Đừng lừa dối hoặc chỉ nói nói miệng, sẽ khiến nhân viên không tin
tưởng và tôn trọng bạn nữa.
Biết lắng nghe là cách quản lý nhân viên hiệu quả
Nhà quản lý không chỉ
là người luôn chỉ biết ra lệnh mà còn phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến,
quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một
chính sách, quy định mới… là điều rất cần thiết. Khi người quản lý lắng nghe,
thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn của
nhân viên thì sẽ kéo gần khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ
mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.
Một trong những nghệ
thuật quản lý nhân sự chính là khuyến khích họ thể hiện quan điểm và ý kiến của
mình. Điều này cho thấy nhân viên được tôn trọng, được tương tác với mọi người
và thể hiện bản thân. Nhà quản lý tuyệt đối không nên bác bỏ hoàn toàn ý kiến của
nhân viên mà nên có sự bình tĩnh, lắng nghe để giải đáp những ý kiến đó một
cách thoả đáng. Điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và khuyến
khích họ đóng góp các ý tưởng tốt hơn cho doanh nghiệp.
Không áp dụng cách quản lý nhân viên chung
Doanh nghiệp giống như
một xã hội thu nhỏ với rất nhiều những người có cá tính, sở thích, suy nghĩ
khác nhau. Do đó nhà quản lý không nên áp dụng một cách quản lý chung cho tất cả
nhân viên mà nên có sự linh hoạt để chọn lọc cách quản lý phù hợp với từng nhân
viên.
Ví dụ một nhân viên A
là người khá cầu toàn, luôn muốn sản phẩm, công việc đạt đến chất lượng tốt nhất
nên thời gian hoàn thành công việc có thể lâu hơn một chút so với nhân viên
khác. Đối với nhân viên A, nhà quản lý có thể bố trí những công việc thiên về kế
hoạch, chiến lược hơn là các công việc có deadline gấp gáp. Vì khi bị hối thúc,
họ sẽ không thể nào hoàn thành tốt nhất được. Nhà quản lý phải thấu hiểu từng
nhân viên của mình, từ đó đưa ra biện pháp tiếp cận và điều chỉnh phù hợp.
Đề ra định hướng phát triển cho nhân viên
Người lãnh đạo hãy cố gắng
đảm bảo mỗi nhân viên đều nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ
hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì làm việc một cách hiệu quả, năng suất
cao dưới sự hướng dẫn và định hướng của quản lý. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ
giao tiếp của sếp với nhân viên.
Bên cạnh lương thưởng,
chế độ thì nhà quản lý cũng nên quan tâm đến định hướng phát triển cho từng
nhân viên. Phải làm sao để từng nhân viên đều xác định được lộ trình sự nghiệp,
mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, biết phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
của họ. Có như thế, nhân viên sẽ làm việc không chỉ để cho xong mà sẽ làm bằng
tất cả đam mê và sự cống hiến.
Tầm nhìn chiến lược
Trong quản lý nhân
viên, tầm nhìn chiến lược chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập
hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành
động. Việc hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến
lược phát triển doanh nghiệp, sẽ giúp nhà quản lý có những kế hoạch hành động
chi tiết, rõ ràng và mang lại kết quả tốt nhất.
Xác định rõ mục tiêu
Trong bất cứ công việc
gì thì mục tiêu chính là kim chỉ nam hành động. Mục tiêu rõ ràng là nền tảng
cho mọi hoạt động khác. Có khá nhiều mô hình mục tiêu mà nhà quản lý có thể
tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Trong đó, mô hình SMART nghĩa là phải
rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt… được nhiều nhà quản lý lựa chọn.
+ S – Specific: Cụ thể
+ M – Measurable: Có thể
đo lường
+ A – Attainable: Có thể
đạt được
+ R – Relevant: Có liên
quan
+ T – Time-based: Dựa
trên thời gian
Nếu mục tiêu không khả
thi thì sẽ triệt tiêu sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên. Mục tiêu không rõ ràng
gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện thực hiện một cách sai lệch.
Mục tiêu không ràng gây lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian và nguồn nhân lực.
Mục tiêu cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và cho từng cá nhân.
Một trong những cách quản
lý nhân viên hiệu quả chính là làm cho họ hiểu một cách sâu sắc về mục tiêu của
doanh nghiệp. Nhà quản trị cần xác định và thiết lập mục tiêu mà doanh nghiệp
mong muốn và có thể đặt được. Sau đó, đưa ra mục tiêu này với nhân sự của mình,
cho họ thời hạn và cách thức để đạt được mục tiêu này.
Cung cấp công cụ làm việc
Nếu muốn quản lý nhân
viên hiệu quả, bạn cần phải cung cấp đầy đủ tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật để
họ thực hiện công việc của mình. Công cụ làm việc có thể là những công cụ, dụng
cụ, không gian làm việc thích hợp, thời gian làm việc hợp lý, sự ủng hộ của người
quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học công nghệ cần thiết,…
Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong quá trình hội
nhập công việc và môi trường làm việc. Do đó, nhà quản lý nên chú trọng cung cấp
công cụ làm việc hiệu quả cho nhân viên
mình.
Thường xuyên đánh giá nhân viên
Tiếp đến để quản lý
nhân viên hiệu quả nhà quản lý nên thường xuyên đánh giá năng lực nhân viên.
Nhà quản lý nên đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách định kỳ, đột
xuất sẽ kiểm soát được kết quả công việc của nhân viên và tiến hành các biện
pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời.
Đánh giá nhân viên làm
cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực,… Khi
đo lường hiệu suất của nhân viên, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu hàng tháng hoặc
hàng quý cụ thể. Ngoài ra cần phân chia công việc cụ thể, giao nhiệm vụ rõ ràng
cho nhân viên.
Quản lý và đánh giá KPI
nhân viên được xem là một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho
nhà quản trị. Đo lường và giám sát hiệu suất làm việc của nhân sự là điều không
hề dễ dàng, bởi không ai muốn bị giám sát và kiểm tra liên tục.
Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen – chê
Khen hay chê nhân viên
cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và từ
ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức và có thể từ bỏ bạn. Vì thế, khi chê
nhân viên nhà quản trị cần phải vừa đấm, vừa xoa vì bản chất họ vẫn là nhân
viên tốt. Bạn làm cho họ nhận biết được lỗi lầm nhưng không làm họ bị tổn
thương hay bị xúc phạm để họ nỗ lực sửa chữa.
Việc ghi nhận và khen
thưởng những nhân viên làm việc chăm chỉ, hoàn thành công việc là cách quản lý
nhân sự thông thái cho nhà điều hành. Mọi nhân viên đều thích được khen thưởng,
nhất là khi họ đã nỗ lực hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Nếu bạn thấy
nhân sự của mình đã làm việc chăm chỉ, có cố gắng bạn cần khen thưởng bằng các
phần thưởng hoặc dành một lời động viên. Việc khen thưởng nên được tiến hành
công khai, đảm bảo tính công bằng.
Tổ chức hoạt động cho nhân viên
Và một kỹ năng quản lý
nhân sự cuối cùng mà nhà quản lý không nên xem nhẹ, đó là cho nhân viên có thời
gian nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống. Một nhà quản lý thông thái cần để nhân
viên của mình tận hưởng công việc của mình, chơi hết sức và làm việc hết mình.
Nhân viên dành phần lớn thời gian trong ngày để hoàn thành công việc.
Bắt đầu từ việc biến
nơi làm việc trở thành một nơi thú vị hơn. Nơi mà nhân viên của bạn có thể thoải
mái sáng tạo, tư duy, tâm lý thoải mái và hoàn thành công việc với chất lượng tốt
nhất. Nhà quản lý cũng nên lên kế hoạch cho những buổi dã ngoại, du lịch để gắn
kết các thành viên và cho các nhân viên có thời gian nghỉ xả hơi, tái tạo năng
lượng và sự sáng tạo cho công việc.
Trong bài viết trên
đây, DichVuTuyenDung.com đã giới thiệu đến bạn Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu
quả cho nhà quản lý không thể bỏ lỡ. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn
có thể những gợi ý hữu ích, để có thể áp dụng ngay và luôn vào công tác quản trị
nhân sự tại doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ xây dựng, quản lý được đội ngũ nhân viên
chất lượng, cạnh tranh nhất.
Nguồn:
DichVuTuyenDung.com
Post a Comment