Header Ads

Gợi ý những cách tạo động lực cho nhân viên mà bạn nên biết

Nhân sự là một nguồn lực vô cùng quan trọng của doanh nghiệp nếu như không muốn nói là quan trọng nhất. Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải có một đội ngũ nhân viên tận tâm, sẵn sàng cống hiến. Muốn được như thế, đội ngũ quản lý cần biết cách tạo động lực cho nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả công việc, mang lại nhiều giá trị hơn cho công ty. Cùng tìm hiểu những cách tạo động lực cho nhân viên làm việc ngày càng hiệu quả với bài viết sau của DichVuTuyenDung.com nhé.

1. Tạo động lực cho nhân viên mang lại lợi ích gì?

Đội ngũ nhân viên khi được cung cấp đầy đủ môi trường làm việc, tạo điều kiện thúc đẩy khả năng bản thân sẽ giúp cho năng suất lao động tăng cao và đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tạo động lực cho nhân viên mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của công ty.

Để đạt được, nhà quản lý cần phải biết cách tạo động lực cho nhân viên để từ đó giúp các thành viên trong công ty cùng cố gắng, nỗ lực hơn trong công việc và hoàn thành được mục tiêu đề ra. Khi được tạo động lực, nhân viên sẽ có thêm tinh thần làm việc, phấn đấu để phá vỡ, vượt qua được giới hạn của bản thân. Điều này mang lại lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp giúp duy trì, nâng cao sự phát triển đúng với kế hoạch đề ra.

2. Những cách tạo động lực cho nhân viên làm việc ngày càng hiệu quả

Nếu nhân viên không có động lực làm việc sẽ khiến cho tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, gây ra nhiều tổn thất về kinh tế cho công ty. Chính vì thế, nhà quản lý, bộ phận giám đốc cần biết cách tạo động lực cho nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Một số cách tạo động lực phổ biến giúp nhân viên nỗ lực trong công việc thường được sử dụng như:

Ghi nhận thành quả của nhân viên

Khi những cống hiến, đóng góp của bản thân được ghi nhận, khen thưởng sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, những nỗ lực của bản thân được đền đáp xứng đáng và từ đó có thêm động lực cống hiến cho công ty. Vì vậy, nhà quản lý nên thường xuyên có những hình thức khen thưởng khác nhau nhằm mang đến động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc.

Chế độ lương thưởng phù hợp

Là người lao động, ai cũng quan tâm đến khoản thu nhập của bản thân. Chính vì thế, việc doanh nghiệp chi trả lương thưởng hợp lý với năng lực, đóng góp của nhân viên sẽ giúp cho họ sẵn sàng cống hiến sức lao động cho công ty.

Những công sức tăng ca, làm thêm giờ của nhân sự nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra cũng cần được doanh nghiệp ghi nhận bằng những khoản lương tương ứng. Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy được sự ghi nhận, đền đáp xứng đáng của doanh nghiệp với bản thân và có thêm động lực để hoàn thành mọi công việc được giao. Chế độ lương thưởng tốt cũng chính là cách giúp thu hút nguồn nhân lực sau này.

Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển

Doanh nghiệp cần tạo điều kiện, cơ hội học tập, nâng cao chuyên môn của nhân viên. Khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng, chuyên môn tốt nhất phục vụ công việc, nhân viên sẽ mang lại hiệu suất cao hơn và từ đó nâng cao khả năng phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

Nhân viên cũng nhận thấy được sự quan tâm, sẵn sàng trao cơ hội của doanh nghiệp dành cho mình, từ đó có thêm động lực để gắn bó lâu dài với công ty. Thông thường, các nhà quản lý sẽ lựa chọn những nhân sự ưu tú, có tiềm năng tham gia các khóa học phát triển kỹ năng, chuyên môn và trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác phát triển của doanh nghiệp.

Lắng nghe nhân viên

Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến người lao động. Chính vì vậy, khi nhân viên gặp phải những vấn đề, mối bận tâm làm ảnh hưởng đến năng suất lao động thì nhà quản lý cần chú ý, lắng nghe và đưa ra các ý kiến nhằm giải tỏa, giảm bớt ảnh hưởng đến với người lao động. Điều này cũng giúp cho nhân viên thấy được sự quan tâm của đội ngũ lãnh đạo đối với bản thân và có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề, tập trung vào công việc.

Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên

Tổ chức các buổi họp mặt, ngoại khóa, teambuilding, … sẽ giúp cho nhân viên được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng cho bản thân và gắn kết hơn với các thành viên khác cũng như với ban lãnh đạo. Điều này rất có lợi khi tạo ra một tập thể vững chắc, sẵn sàng đương đầu và giải quyết mọi khó khăn trong công việc.

Tạo môi trường làm việc thoải mái

Làm việc trong môi trường năng động, thoải mái cũng sẽ giúp cho nhân viên tránh được các áp lực công việc.  Nhà quản lý nên chú trọng đến những vấn đề bên ngoài như phong cách, bối cảnh làm việc mới mẻ, … cũng có thể giúp nhân viên cảm thấy dễ chịu hơn.

Góp ý, chia sẻ với nhân viên

Một doanh nghiệp cứng nhắc, luôn áp dụng các hình thức kỷ luật bất kể lỗi gì sẽ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này khiến cho người lao động không thể thoải mái sáng tạo, đưa ra các ý kiến của bản thân nhằm đóng góp cho doanh nghiệp. Chính vì thế, hãy lắng nghe những góp ý của nhân viên cũng như tìm hiểu, khuyến khích những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải. Không chỉ tạo động lực cho nhân viên, nhà quản lý sẽ mang đến cảm giác gần gũi, thoải mái trong môi trường làm việc.

Khuyến khích làm việc nhóm

Hoạt động nhóm thường đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhà quản lý nên tạo ra những nhóm làm việc để phát huy hết thế mạnh của từng cá nhân. Bên cạnh đó, làm việc theo nhóm giúp nhân viên có thêm nhiều góc nhìn khác nhau về một vấn đề và từ đó đưa ra được cách giải quyết tốt nhất.

Phân quyền cho nhân viên

Việc trao quyền lực cho nhân viên trong phạm vi quyền hạn sẽ giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân nhân sự đó. Điều này cũng giúp cho nhân viên có cơ hội để phát huy hết năng lực của bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.

Bỏ mặc những xung đột

Nhiều doanh nhân rất ngại liên lụy đến sự xung đột. Cũng vì lẽ ấy, hầu hết các ông chủ hay nhà quản trị thường chọn lựa cách bỏ qua hoặc gác lại một bên thay vì phải làm rõ trắng đen.

Một số nhà quản trị khác lại cho rằng quan tâm đến vấn đề của cấp dưới có thể sẽ khiến bản thân không hoàn tất công việc của chính mình nên tốt nhất là đừng xen vào. Song nếu cứ im lặng như thế và hoàn toàn vô tâm với những khuất mắc của nhân viên thì không chỉ không giúp ích được họ, mà về lâu dài sẽ tạo ra những rắc rối khó lường cho chính nhà quản trị.

3. Làm thế nào để kích thích nhân viên say mê làm một công việc đạt mục tiêu mình mong muốn?

- Để kích thích người khác say mê làm một công việc đạt mục tiêu mình mong muốn, bạn có thể áp dụng các cách sau:

- Chia sẻ đam mê: Nói với người đó về những lợi ích của công việc đó và tại sao nó là sở thích của bạn. Nếu bạn có thể truyền cảm hứng đam mê của mình cho người đó, họ có thể cảm thấy thú vị và muốn tham gia vào công việc đó.

- Đưa ra lý do rõ ràng: Giải thích rõ ràng tại sao công việc này quan trọng và làm thế nào nó sẽ giúp người đó đạt được mục tiêu của mình. Nếu họ hiểu được lý do và tầm quan trọng của công việc, họ sẽ có động lực để tiếp tục và cố gắng hoàn thành nó.

- Khuyến khích và hỗ trợ: Hãy khuyến khích người đó và giúp họ hiểu rằng bạn sẽ luôn ở bên cạnh họ để hỗ trợ và giúp đỡ. Khi họ cảm thấy được sự ủng hộ và khuyến khích, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình.

- Chia sẻ kế hoạch và mục tiêu cụ thể: Hãy giúp người đó tạo ra một kế hoạch chi tiết và rõ ràng để đạt được mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp họ biết cần phải làm gì và khi nào để hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

- Tạo không gian cho sự sáng tạo: Hãy khuyến khích người đó tìm cách làm việc theo cách riêng của họ và tìm ra những cách sáng tạo để đạt được mục tiêu của mình. Khi họ được tự do sáng tạo, họ sẽ cảm thấy hứng thú hơn và có thể tìm ra những giải pháp tốt hơn cho công việc của mình.

Nguồn: DichVuTuyenDung.com

Được tạo bởi Blogger.